Google bị EU cáo buộc vi phạm hai điều khoản quan trọng. Thứ nhất, công ty này bị cho là cản trở các nhà phát triển ứng dụng thông báo cho người dùng về các ưu đãi bên ngoài Google Play, khiến họ bị phụ thuộc vào nền tảng của Google.
Về phía Apple, EU cũng yêu cầu Apple phải mở rộng khả năng tương thích của hệ sinh thái iOS với các nền tảng khác. Cụ thể, Apple phải cho phép các nhà sản xuất điện thoại, tai nghe và thiết bị thực tế ảo kết nối liền mạch với iPhone và iPad.
EU cho rằng mức phí dịch vụ mà Google áp đặt qua Google Play là không hợp lý, gây tổn hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Thứ hai, Google còn thiên vị các dịch vụ của chính mình như Google Flights, Google Shopping và Google Hotels trong kết quả tìm kiếm, gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh.
Về phía Apple, EU cũng yêu cầu Apple phải mở rộng khả năng tương thích của hệ sinh thái iOS với các đối thủ. Cụ thể Apple phải cho phép các nhà sản xuất điện thoại thông minh, tai nghe và thiết bị thực tế ảo kết nối liền mạch với iPhone và iPad.
Ngoài ra Apple cũng được yêu cầu đáp ứng các đề xuất từ nhà phát triển ứng dụng, nhằm cải thiện khả năng tương tác giữa hệ điều hành iOS và các hệ thống khác.

Về phía Apple cũng đã chỉ trích quyết định của EU, cho rằng điều này làm tổn hại đến khả năng đổi mới của công ty và tạo điều kiện cho các đối thủ được hưởng lợi. Hãng cũng cho biết các yêu cầu này sẽ làm chậm sự phát triển của công ty tại châu Âu và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Dù Google và Apple cam kết hợp tác với EU để giải quyết các vấn đề này, căng thẳng giữa các "ông lớn" công nghệ Mỹ và EU dự kiến sẽ còn kéo dài.
Nếu bị kết tội vi phạm DMA, Google có thể bị phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu hằng năm, lên đến hàng chục tỉ USD. Trước đây Google đã từng bị EU phạt hơn 8 tỉ euro (tương đương 8,7 tỉ USD) vì nhiều vi phạm chống độc quyền.
TH