Bệnh viện Đa khoa Y Học cổ truyền Hà Nội, 60 năm xây dựng và phát triển

(SHTT) - Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đã trải qua 60 năm với nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với diễn biến lịch sử của đất nước, đến nay có thể tóm tắt thành 3 giai đoạn.

1. Giai đoạn từ 1963 đến 1998

Thời kỳ tiền thân của bệnh viện từ năm 1954 đến tháng 10 năm 1963 với tên gọi là Nhà Thương Khách do người Hoa đóng góp xây dựng lên và sau đổi tên thành bệnh viện Thọ Khang có trụ sở tại số 17 và 34 phố Hòe Nhai, phường Trung Trực, quận Ba Đình Hà Nội. Nhiệm vụ lúc đó chuyên chữa bệnh cho người Hoa tại Hà Nội.

12

Quá trình xây dựng tại 34 Hòe Nhai, Bệnh viện Thăng Long tiền thân Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

Từ ngày 31 tháng 10 năm 1963 đến năm 1979 Bệnh viện mang tên bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội với nhiệm vụ kết hợp Đông - Tây y chữa bệnh cho nhân dân.

Từ năm 1979 đến năm 1982 bệnh viện được đổi tên thành bệnh viện Đông Y Hà Nội từ 1982 đến 1998 bệnh viện có tên gọi là bệnh viện Y học dân tộc Hà Nội. Giai đoạn này bệnh viện Đông Y Hà Nội là bệnh viện hạng III với 100 giường bệnh, hơn 100 cán bộ công nhân viên. Bệnh viện có chức năng khám và điều trị y học cổ truyền cho nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, kế thừa những bài thuốc hay, kinh nghiệm quý của các cụ lương y các y bác sỹ của bệnh viện tạo được niềm tin của nhân dân, cùng với các cơ sở y tế trong cả nước đưa nền y học cổ truyền của dân tộc ta phát triển.

ky-niem

ky-niem-1Kỷ niệm 25,30 năm ngày thành lập Bệnh viện

2. Giai đoạn từ 1998-2017

Ngày 29 tháng 10 năm 1998, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã Quyết định số 58/1998/QĐ-UB sát nhập bệnh viện Y học dân tộc Hà Nội với Bệnh viện Thăng Long trước đây là huyện Từ Liêm thành Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội có 2 cơ sở, cơ sở 1 ở tại số 17 và 34 phố Hòe Nhai; cơ sở 2 tại số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy. Cơ sở vật chất cả 2 nơi đều thiếu thốn, nghèo nàn xuống cấp. Tại cơ sở 1 phố Hòe Nhai có 2 khu nhà, 1 khu nhà 2 tầng và 1 khu nhà 4 tầng, còn cơ sở 2 có 3 khu nhà 2 tầng được xây dựng từ những năm 1985 đã xuống cấp.

Đến năm 2002 Bệnh viện chỉ còn lại cơ sở 2 tại số 8 Phạm Hùng Cầu giấy. Năm 2008 Bệnh viện đã được xây thêm 1 tòa nhà 7 tầng và cải tạo lại hoàn toàn các khu nhà cũ, có 4 tòa nhà 2 tầng, 1 tòa nhà 7 tầng trên nền diện tích 15.160 m2. Với mục tiêu xây dựng mô hình “Bệnh viện đa khoa về y học cổ truyền” theo quyết định 222/2003/QĐ-TTg ngày 3/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11 tháng 4 năm 2008, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội theo Quyết định số 1320/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, là Bệnh viện hạng II chuyên khoa đầu ngành về y học cổ truyền, trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội.

1234

12a

Quá trình thi công và khánh thành tòa 7 tầng Bệnh viện

Trong giai đoạn này, bệnh viện trang bị thêm nhiều trang thiết bị hiện đại, phát triển nhiều kỹ thuật YHHĐ, đặc biệt thành lập khoa Phục hồi chức năng, tách khoa Nội tổng hợp trong đó có 10 giường điều trị bệnh truyền nhiễm, bệnh viện có phòng khám đa khoa, trong các khoa điều trị nội trú đều kết hợp YHCT và YHHĐ. Năm 2017, bệnh viện thực hiện khám chữa bệnh 270 giường kế hoạch, 261 cán bộ nhân viên. Bệnh viên thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị, số lượng bệnh nhân tăng lên từng năm, công suất sử dụng giường vượt chỉ tiêu kế hoặc được giao.

Từ năm 2018, Bệnh viện thực hiện khám chữa bệnh với 300 giường bệnh, 270 cán bộ công nhân viên, có 21 khoa phòng và 4 Tổ công tác. Bệnh viện thành lập thêm các tổ công tác, Chú trọng công tác quản lý chất lượng Bệnh viện, phấn đấu từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người bệnh. Năm 2018, đánh dấu bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội là một trong 60 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội được Giám đốc Sở Y tế Hà Nội ký quyết định giao quyền tự chủ. Để thực hiện tốt công tác tự chủ bệnh viện theo đúng lộ trình và có hiệu quả, ban giám đốc bệnh viện đã chỉ đạo sát sao đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, xây dựng phương án giao chỉ tiêu chuyên môn xuống các khoa phòng; thay đổi tư duy của cán bộ viên chức, tìm cách thu hút nguồn thu, biện pháp giảm chi; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khám chữa bệnh theo yêu cầu để tăng nguồn thu cho bệnh viện.

12ac

3. Giai đoạn từ 2019-2023

Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển tự lực tự cường, giai đoạn toàn bộ cán bộ nhân viên Bệnh viện là nhân chứng lịch sử cho sự đoàn kết, đồng lòng vượt qua đại dịch COVID-19, chung tay phát triển bệnh viện.

12ace

Lễ đón nhận Huân chương lao động hạng III

Đại dịch COVID-19 đã tạo ra 4 làn sóng lớn tấn công sâu rộng trên toàn quốc với gần 1,7 triệu người nhiễm SARS-CoV-2 và hơn 31 nghìn người tử vong.

Nhìn lại 3 năm chống dịch, Việt Nam trải qua nhiều tổn thương, mất mát nhưng Bệnh viện đã vững vàng vượt qua những đợt dịch tàn khốc bằng sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng Nhà Nước, Ban Giám đốc Bệnh viện và sự đồng lòng đoàn kết vượt mọi khó khăn của người dân. Các chiến sĩ áo trắng Bệnh viện đã chung tay cùng Y bác sĩ toàn quốc theo dõi cách ly cho hàng nghìn người bệnh, khám sàng lọc 3 năm liên tục cho các bệnh nhân nghi ngờ triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 24/24. Tổ chức tiêm phòng vắcxin cho cán bộ công nhân viên bệnh viện và người dân, học sinh, sinh viên sinh sống trên địa bàn TP Hà Nội.

Tháng 12/2022, bệnh viện tiếp nhận điều trị những bệnh nhân F0 đầu tiên, điều trị khỏi thành công cho hơn 1.000 bệnh nhân COVID-19 mức độ vừa và nhẹ, không có ca tử vong. Mặt khác, Đảng ủy Ban giám đốc luôn sát cánh hỗ trợ vật chất nhu yếu phẩm cho Y bác sĩ chống dịch và cán bộ nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, 5 năm qua luôn đảm bảo thu nhập tăng thêm cho cán bộ nhân viên toàn Bệnh viện.

12aced

Bệnh viện tiếp nhận hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19

Giai đoạn chứng kiến Bệnh viện có bước chuyển mình mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh Y học cổ truyền ngày càng cao của nhân dân. Thầy thuốc ưu tú Tiến sĩ Bác sĩ Trần Quốc Hùng Bí thư Đảng ủy Giám đốc Bệnh viện qua nhiều năm công tác đã đưa ra những giải pháp quyết liệt thiết thực, đảm bảo giá trị cốt lõi: Nhân lực, tận tâm, hiệu quả. Trong đó các biện pháp khắc phục hạn chế trong vận dụng y học cổ truyền, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, làm rõ tác dụng phương pháp điều trị, sử dụng liều lượng có hiệu quả nhất của bài thuốc vị thuốc; 5 năm qua Bệnh viện có 86 đề tài nghiên cứu khoa học, được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng (GCP), là đơn vị duy nhất của Sở Y tế Hà Nội được cấp giấy chứng nhận, 01 đề tài cấp bộ ứng dụng bài thuốc Y học cổ truyền trong phòng và điều trị COVID 19, kết quả nghiên cứu được đăng tạp chí quốc tế.

12acedf

Bệnh viện quan tâm đẩy mạnh đào tạo nâng cao tay nghề về Y học hiện đại và Y học cổ truyền giúp nhân viên Bệnh viện nâng cao khả năng chuyên môn, kỹ năng ứng xử chuyên nghiệp. Đến nay, việc điều trị kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền đã được phối hợp nhuần nhuyễn tại tất cả các khoa lâm sàng trong Bệnh viện.

Bệnh viện phối hợp với Hội (Hội Đông Y Hà Nội, Hội Châm cứu Hà Nội…) thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y, dược cổ truyền. Hướng dẫn người bệnh và người dân phòng bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bệnh viện đã được Bộ Y tế cấp mã cơ sở đào tạo đào tạo liên tục và là cơ sở thực hành của các trường Đại học Y Hà Nội, Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Cao đằng Y Hà Nội, trung cấp Y Dược Hà Nội…; Thường xuyên tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ y tế về lĩnh vực y, dược cổ truyền và cấp giấy chứng nhận đào tạo và thực hành lâm sàng cho các học viên khối y tế tư nhân.

so

123

Sở Y tế thành phố Minsk Belarus tham quan mô hình Bệnh viện

Bên cạnh đào tạo chuyên môn, Bệnh viện đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh áp dụng bệnh án điện tử nội và ngoại trú, công nghệ thông tin đăng ký khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh.

Các khoa được đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại để phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị như: CT scanner, máy siêu âm 4D, máy nội soi tiêu hóa, máy đo độ loãng xương...; Hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa và huyết học hiện đại; các hệ thống máy móc vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: như máy điện từ trường, máy điện xung, điện phân, máy kéo dãn cột sống, laze, siêu âm, ...; các máy móc thiết bị để phẫu thuật nội soi, tán sỏi siêu âm để điều trị một số bệnh về ngoại khoa và sản khoa,...

noi-soi

noi-soi-1

Nội soi chẩn đoán sớm bệnh ung thư dạ dày, Bệnh viện được trang bị hệ thống xét nghiệm hiện đại

Khoa dược ngoài đảm bảo cung ứng đầy đủ các thuốc y học hiện đại, được trang bị thêm nhiều máy móc tân tiến chế biến nguồn dược liệu như thuốc Nam, thuốc Bắc, theo quy trình bào chế đông dược chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả an toàn, nâng cao hiệu quả điều trị bằng y học cổ truyền. Qua các đề tài nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện, đến nay đã có hơn 25 chế phẩm y học cổ truyền được ứng dụng điều trị cho bệnh nhân như cao thoái nhiệt, cao tăng dịch chỉ huyết, cao tử vân, cốm MBC, cao thống tý, hoàn lục vị, cao hạ áp, cao CM, chè sen cúc, chè trĩ ngâm, hoàn bổ trung ích khí…

Ngoài ra, Bệnh viện còn có quan hệ hợp tác quốc tế thường xuyên trao đổi giao lưu kinh nghiệm và hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền với các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Trải qua quá trình 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đến nay đã khẳng định được thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bệnh viện hiện nay có 320 giường nội trú, Cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, 5 phòng chức năng, 18 khoa lâm sàng và cận lâm sàng và 4 tổ chức năng:

* Các phòng chức năng

1.Phòng kế hoạch tổng hợp

2.Phòng Đào tao, Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến

3.Phòng Tổ chức hành chính

4.Phòng Tài chính kế toán

5.Phòng Điều dưỡng

* Các khoa phòng lâm sàng

1. Khoa khám bệnh

2. Khoa Hồi sức chống độc

3. Khoa lão khoa

4. Khoa Châm cứu dưỡng sinh

5. Khoa Nhi

6. Khoa Nội tổng hợp

7. Khoa Ngũ quan

8. Khoa Ngoại

9. Khoa Sản

10. Khoa phục hồi chức năng

11. Khoa Phòng mổ

12. Phòng khám theo yêu cầu

13. Phòng khám A

* Các khoa cận lâm sàng

1.Khoa Xét nghiệm

2.Khoa Chẩn đoán hình ảnh

3.Khoa Dược4.Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

5.Khoa Dinh dưỡng Tiết chế

*. Các tổ chức năng

1.Tổ Công nghệ thông tin

2.Tổ Truyền thông

3.Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện

4.Tổ Công tác xã hội

* Tình hình nhân lực hiện nay

Bệnh viện hiện nay có 313 cán bộ nhân viên, trong đó có:

Tiến sỹ:05DS.CKI: 1Kỹ thuật Y: 13Kế toán viên: 14BS.CKII: 08Dược sĩ: 6Y tế công cộng: 01Kỹ thuật viên: 03Thạc sỹ: 23Điều dưỡng: 115Kỹ sư: 04Khác: 04BS.CKI: 15Hộ sinh: 12Y công: 1Công tác xã hội: 01Bác sỹ: 69Dược sĩ Cao đẳng: 16Chuyên viên: 05 Với những đóng góp 5 năm qua, Bệnh viện đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý:

+ Huân chương lao động hạng ba năm 2019, 1993

+ Huân chương lao động hạng nhì năm 1998, Huân chương lao động hạng nhất năm 2003.

+ Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2013

+Cờ thi đua của Chính phủ năm 2004

+Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà nội năm 2012, 2020

+ Cờ thi đua của Bộ Y tế năm 2017

+ Bằng khen UBND Thành phố Hà Nội năm 2022

+ Bằng khen Bộ Y tế có nhiều thành tích trong công tác phát triển nền Đông Y Việt Nam năm 2017, 2018

+ Bằng khen Hội Đông Y có thành tích xuất sắc trong phấn đấu xây dựng tổ chức Hội năm 2016

* Định hướng phát triển những năm tới

+ Áp dụng, duy trì và không ngừng cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng Bệnh viên.

+ Xây dựng mới, cải tạo lại cơ sở vật chất, hiện đại, khang trang, đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc kỹ thuật cao, triển khai thêm nhiều các kỹ thuật chuyên sâu về y học cổ truyền và y học hiện đại.

+ Hiện đại hóa trong bào chế, sản xuất thuốc; Nâng cao trình độ kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, các bác sỹ y học hiện đại bổ sung kiến thức về y học cổ truyền, bác sỹ y học cổ truyền cập nhật kiến thức y học hiện đại;

+ Nâng cao chất lượng giao tiếp ứng xử hướng tới đồng bộ mô hình khám chữa bệnh chất lượng cao trong toàn bệnh viện;

+ Nâng cao phát triển truyền bá văn hóa y học cổ truyền trong phòng, khám chữa bệnh; Kế thừa bảo tồn và nghiên cứu phát triển các phương pháp kĩ thuật mới, cập nhật đồng bộ cơ sở lý luận hai nền y học.

+ Phát triển trọng điểm các chuyên khoa mà sự kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại mang lại hiệu quả nhất, là xu thế phát triển tất yếu thế giới: chuyên ngành các bệnh truyền nhiễm cấp tính và mạn tính, chuyên ngành lão khoa, phát triển kết hợp dưỡng lão, hỗ trợ giảm nhẹ điều trị ung thư…;

+ Từng bước áp dụng chuyển đổi số công tác hành chính tiếp đón người bệnh, sử dụng bệnh án điện tử tại tất cả khoa phòng; Cải tiến dịch vụ và môi trường làm việc mang lại sự hài lòng người bệnh, và nhân viên Bệnh viện.

+ Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, phát triển chuyên môn kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đưa bệnh viện lên bệnh viện hạng 1 đầu ngành Y học cổ truyền của thủ đô Hà Nội.

Hồng Nguyễn