Triển khai đồng bộ giải pháp hoàn thành chỉ tiêu xử lý, thu hồi nợ năm 2025

(SHTT) - Agribank mới đây đã tổ chức Hội nghị công tác xử lý, thu hồi nợ, trích lập dự phòng rủi ro và công tác pháp chế gắn với xử lý nợ xấu trong năm 2025.

 Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Toàn Vượng – Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc, các đồng chí Thành viên HĐTV, Phó Tổng Giám đốc, lãnh đạo các Ban, Trung tâm, đơn vị tại TSC, Văn phòng đại diện khu vực và các Chi nhánh trong toàn hệ thống.

Năm 2025 là năm cuối cùng, có ý nghĩa quan trọng quyết định hoàn thành Phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 đã được Thống đốc NHNN phê duyệt. Trên tinh thần đó, Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá toàn diện về công tác xử lý nợ, trích lập dự phòng rủi ro và công tác pháp chế gắn với xử lý nợ xấu để có giải pháp kịp thời, phù hợp cho năm 2025.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng nhấn mạnh, thông qua Hội nghị cần chỉ ra những giải pháp mang lại hiệu quả tích cực để tiếp tục triển khai, cũng như những giải pháp còn nhiều hạn chế để có phương hướng khắc phục. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng sẽ quán triệt cụ thể về mục tiêu, lộ trình xử lý nợ để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra, đồng thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ thời gian qua để các đơn vị trong hệ thống cùng rút kinh nghiệm và tìm ra giải pháp khắc phục.

1

Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị 

Hội nghị đã lắng nghe đồng chí Trần Nam Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý nợ có vấn đề báo cáo đánh giá công tác kiểm soát, xử lý nợ xấu, thu hồi nợ sau xử lý năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm phấn đấu hoàn thành Phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Theo đó, đến 31/12/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Agribank được kiểm soát ở mức thấp, đảm bảo kế hoạch NHNN giao. Công tác kiểm soát nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu; thu hồi nợ xử lý rủi ro đạt kết quả tích cực. Đồng chí Trần Nam Trung đã phân tích những giải pháp đã triển khai trong năm 2024; nhận diện những vấn đề còn tồn tại, khó khăn vướng mắc và nêu lên nguyên nhân, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ trong thời gian tới. 

Trong khuôn khổ Hội nghị, đồng chí Đỗ Quang Phong - Trưởng Ban Pháp chế trình bày báo cáo tổng kết hoạt động pháp chế năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025; mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025. Đồng thời nêu lên một số vấn đề pháp lý cần quan tâm trong thực tiễn gắn với công tác xử lý nợ.

Báo cáo về công tác trích lập dự phòng rủi ro gắn với xử lý nợ xấu, đồng chí Hà Sỹ Vịnh - Phó Giám đốc phụ trách điều hành Trung tâm Quản lý rủi ro tín dụng cũng nêu lên nhiều kết quả nổi bật, đóng góp vào thành công chung của Agribank. Đồng chí Hà Sỹ Vịnh đánh giá, trong năm 2024, kết quả trích lập dự phòng đạt được cao nhất từ trước tới nay, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với năm 2023 cho thấy hiệu quả của việc kết hợp chặt chẽ khi thực hiện công tác quản lý, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro gắn với kết quả tài chính và phương án xử lý nợ xấu. Công tác trích lập dự phòng đã góp phần vào đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của tín dụng do được tăng cường trích lập dự phòng.

2

Các chi nhánh phát biểu

Tại Hội nghị, các Chi nhánh cũng đã nêu lên những kết quả nổi bật trong công tác xử lý nợ, thu hồi nợ xấu, đặc biệt là những giải pháp sáng tạo đã được triển khai và mang lại hiệu quả tích cực cho công tác xử lý nợ của các đơn vị. Một trong những nội dung quan trọng tại Hội nghị là nội dung chia sẻ của các khách mời đến từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp. 

Đồng chí Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chia sẻ về định hướng luật hóa các văn bản quy định xử lý nợ, tài sản đảm bảo và kinh nghiệm xử lý nợ của các hội viên thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Quốc Hùng đánh giá rất cao ý nghĩa của Hội nghị trong bối cảnh Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp các bộ ngành hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng để trình Quốc hội vào tháng 5/2025, trong đó có nội dung. về xử lý nợ xấu. Theo đó, qua hội nghị, Agribank sẽ có những kiến nghị thực tiễn để đóng góp cho Ngân hàng Nhà nước.

Cũng tại hội nghị, Thẩm phán Sỹ Hồng Nam, Phó Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Chấp hành viên Lê Văn Lương, Chi cục trưởng Thi hành án quận Gò Vấp cũng đã có nhiều chia sẻ liên quan đến công tác thi hành án dân sự và hoạt động tố tụng tại tòa án trong công tác xử lý nợ. Chấp hành viên Lê Văn Lương cũng đưa ra nhiều lưu ý trong việc xây dựng hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ tín dụng để giúp rút ngắn thời gian tố tụng, thi hành án khi tiến hành xử lý nợ.

Tại Hội nghị, các Chi nhánh cũng đã nêu lên những kết quả nổi bật trong công tác xử lý nợ, thu hồi nợ xấu, đặc biệt là những giải pháp sáng tạo đã được triển khai và mang lại hiệu quả tích cực cho công tác xử lý nợ của các đơn vị. Một trong những nội dung quan trọng tại Hội nghị là nội dung chia sẻ của các khách mời đến từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp. 

Đồng chí Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chia sẻ về định hướng luật hóa các văn bản quy định xử lý nợ, tài sản đảm bảo và kinh nghiệm xử lý nợ của các hội viên thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Quốc Hùng đánh giá rất cao ý nghĩa của Hội nghị trong bối cảnh Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp các bộ ngành hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng để trình Quốc hội vào tháng 5/2025, trong đó có nội dung. về xử lý nợ xấu. Theo đó, qua hội nghị, Agribank sẽ có những kiến nghị thực tiễn để đóng góp cho Ngân hàng Nhà nước.

Cũng tại hội nghị, Thẩm phán Sỹ Hồng Nam, Phó Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Chấp hành viên Lê Văn Lương, Chi cục trưởng Thi hành án quận Gò Vấp cũng đã có nhiều chia sẻ liên quan đến công tác thi hành án dân sự và hoạt động tố tụng tại tòa án trong công tác xử lý nợ. Chấp hành viên Lê Văn Lương cũng đưa ra nhiều lưu ý trong việc xây dựng hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ tín dụng để giúp rút ngắn thời gian tố tụng, thi hành án khi tiến hành xử lý nợ.

Ghi nhận những ý kiến chia sẻ tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng cho rằng, đây đều là những kinh nghiệm hết sức quý báu trong thực tiễn xử lý nợ, đồng thời chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc đúc kết và rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai.

Tổng Giám đốc cũng quán triệt tới các đơn vị trong hệ thống về chỉ tiêu công tác xử lý, thu hồi nợ năm 2025. Để đạt được các mục tiêu này, Tổng Giám đốc yêu cầu người đứng đầu các đơn vị trong hệ thống phải nâng cao trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung; rà soát và chuẩn hóa yếu tố pháp lý của từng khoản nợ. Đồng thời, các ban chuyên môn cần tập trung hoàn thành việc đồng bộ các cơ chế chính sách về xử lý nợ ngay trong tháng 3/2025…

3

Toàn cảnh Hội nghị 

Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng nhấn mạnh: “Sự đồng lòng của toàn hệ thống trong việc tập trung nguồn lực cho công tác xử lý nợ đã mang lại kết quả rất tích cực trong năm 2024. Nếu tiếp tục duy trì sự đồng lòng, quyết tâm này, kết quả đạt được trong năm 2025 sẽ còn cao hơn nữa, góp phần thực hiện thành công Phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 đã được Thống đốc NHNN phê duyệt”.

PV