World Blockchain Web 3.0 - Marvels HCMC 2023: Việt Nam và Hàn Quốc đẩy mạnh nghiên cứu tiềm năng Blockchain

Sự kiện “World Blockchain Web 3.0 - Marvels HCMC 2023 giữa Việt Nam và Hàn Quốc vừa diễn ra tại khách sạn Sheraton (Quận 1, TP.HCM). Đây là sự kiện về Blockchain lớn nhất năm 2023 giữa Việt Nam và Hàn Quốc được đồng tổ chức bởi Korea CEO Summit, DTS Group và Hiệp Hội Blockchain Việt Nam.

Tại sự kiện World Blockchain Web 3.0 - Marvels HCMC 2023 các chuyên gia đã chia sẻ thông tin về chính sách Blockchain, Metaverse, Web3.0 của chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc cũng như các cơ quan lập pháp quốc hội, doanh nghiệp Blockchain và truyền thống giữa 2 nước. Đồng thời trình bày các giải pháp, sản phẩm và dự án tiên tiến nhằm thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain trong thực tế.

Qua sự kiện World Blockchain Web 3.0 - Marvels HCMC 2023, các doanh nghiệp có thể kết nối, giao lưu, tìm hiểu và tạo ra các cơ hội cùng nhau đẩy mạnh phát triển công nghệ blockchain trên cả 2 thị trường Việt Nam và Hàn Quốc.

cefef3706902b85ce113-1686293718.jpgÔng Park Bong Kyu - Chủ tịch Korea CEO Summit cho biết sự kiện World Blockchain Web 3.0 - Marvels HCMC 2023 có ý nghĩa rất lớn trọng việc xây dựng lĩnh vực blockchain giữa các quốc gia.
 

Sự kiện Blockchain Việt Hàn 2023 tạo cơ hội hợp tác giữa 2 nước

Tại sự kiện, ông Trương Gia Bảo - Chủ tịch Liên minh chuyển đổi số DTS Group - Chủ tịch Liên minh NFT - Phó chủ tịch Hiệp hội tư vấn tài chính VN - cho biết World Blockchain Web 3.0 - Marvels HCMC 2023 là một sự kiện blockchain quốc tế đáng chú ý trong năm 2023.

Hiện tại cả Việt Nam và Hàn Quốc đang nỗ lực để phát triển công nghệ blockchain. Đối với Hàn Quốc công nghệ blockchain đã được xem là một trong những lĩnh vực tiên tiến nhất của quốc gia này. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang bắt đầu dành sự quan tâm nhiều hơn và đánh giá cao tiềm năng của công nghệ này.

“Đây là sự kiện mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực blockchain, bởi Hàn Quốc và Việt Nam có những trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ của riêng mình. Việc hợp tác, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giúp cả 2 quốc gia cùng tiến bộ, đạt những thành tựu mới; Hàn Quốc và Việt Nam đang đón nhận sự phát triển của những công nghệ mới trong đó có blockchain, nên việc hợp tác đầu tư các dự án liên quan tới blockchain cũng mang lại sự phát triển của 2 quốc gia”, ông Bảo chia sẻ.

484c74f6d08401da5895-1686293718.jpgTheo ông Trương Gia Bảo - Chủ tịch Liên minh chuyển đổi số DTS Group, Việt Nam cũng đang bắt đầu dành sự quan tâm nhiều hơn và đánh giá cao tiềm năng của công nghệ blockchain.
 

Theo ông Bảo, hiện Hàn Quốc và Việt Nam đang cố gắng xem xét các cách thức sử dụng blockchain để giải quyết những vấn đề xã hội đối với những vấn đề chung như: tạo sự minh bạch, quản lý tài sản, đặc biệt là tài sản số. Cả 2 quốc gia cùng tìm ra những nguồn blockchain để giúp các doanh nghiệp, đồng thời mang những ứng dụng vào cuộc sống để nâng cao chất lượng cuộc sống.

f727dfdc7faeaef0f7bf-1686293718.jpgSự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực blockchain từ cả 2 quốc gia.
 

Cũng trong sự kiện này, bà Yang Hyang Ja - Ủy viên quốc hội Hàn Quốc - Chủ tịch ủy ban công nghiệp bán dẫn đặc biệt - Cựu Giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh lưu trữ của Samsung Electronics đã đưa ra những phương án, đề xuất hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thời đại Web 3.0.

Theo bà Yang Hyang Ja, Chính phủ Hàn Quốc đang rất quan tâm đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Bà Yang Hyang Ja cũng mong đợi Việt Nam sẽ là một quốc gia đi đầu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong khu vực thời gian tới. Bởi hiện tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng về khoa học công nghệ và có lợi thế phát triển blockchain hơn so với các quốc gia khác nhờ lực lượng dân số trẻ đông đảo, trong khi đó ở các quốc gia dân số trẻ giảm.

Do đó, bà Yang Hyang Ja đề nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc có thể hợp tác ở lĩnh vực giáo dục đào tạo nhân tài. Cụ thể, 2 quốc gia đã đạt được những sự phát triển cao về giáo dục, đặc biệt là giáo dục công nghệ. Trong đó, Việt Nam có cơ sở hạ tầng, nguồn lực phong phú, còn công nghệ Hàn Quốc đang tạo ra những hiệu quả cao, đặc biệt là trong lĩnh vực blockchain. Qua đó, 2 quốc gia có thể chia sẻ những chương trình để đào tạo về nhân lực, lấp những chỗ trống về kỹ thuật số.

Đề nghị thứ 2 là xây dựng hệ sinh thái blockchain. Theo đó, 2 bên sẽ hợp tác và thảo luận về phát triển công nghiệp hoặc là tình hình thị trường, chính sách, ngành công nghiệp chuỗi khối... Hiện Chính phủ Việt Nam đang nhấn mạnh khẩu hiệu phát triển cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam là nhà chế tạo. Nếu kết hợp điều này với ngành công nghiệp chuỗi khối thì cả 2 nước có thể vượt qua Châu Á một cách tự nhiên, để xây dựng hệ sinh thái công nghiệp blockchain toàn cầu.

5b18c3bf65cdb493eddc-1686293718.jpgBà Yang Hyang Ja - Ủy viên quốc hội Hàn Quốc đã đề xuất hợp tác với Việt Nam trong 3 lĩnh vực: giáo dục, xây dựng hệ sinh thái blockchain, xây dựng các thể chế và chính sách quản lý blockchain.
 

Đề nghị thứ 3 là việc sửa đổi luật hoặc các điều liên quan tới blockchain. Theo bà Yang Hyang Ja, Hàn Quốc có một số nội dung cần sửa đổi để phù hợp với thời đại. Chính phủ Việt Nam cũng đang trong trình trạng luật pháp và thể chế liên quan đến blockchain chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Vì vậy, giữa 2 quốc gia cần có chính sách và thể chế liên quan nhất định, kiện toàn để phát triển công nghiệp blockchain một cách ổn định, có hệ thống.

Cần có quy định để phát triển

Trong khi đó, ông Kim Jong Seok - Chủ tịch ủy ban cải cách quy định bày tỏ sự lo ngại trước tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay. Đặc biệt là sự ra đời của nền tảng blockchain và các thuật ngữ mới như môi trường số, tài sản số... khiến cho nhiều quốc gia vẫn chưa kịp thích ứng và chưa đưa ra được cơ chế quản lý phù hợp.

“Có thể thấy, thời gian qua khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng và đáng ngạc nhiên, khi xuất hiện robot tương tác (Chat GPT) áp dụng trí tuệ nhân tạo. Với tốc độ tăng nhanh như hiện nay của khoa học kỹ thuật, các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng cảm nhận không theo kịp. Kể cả ở Hàn Quốc, chính phủ vẫn chưa đưa ra một cơ chế, chính sách quản lý toàn diện đối với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ số.”, ông Kim Jong Seok chia sẻ.

Sự phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật hiện nay sẽ tạo ra khoảng trống về mặt pháp lý do chính phủ chưa theo kịp. Điều này sẽ gây ra một số vấn đề gián tiếp liên quan đến nền kinh tế.

Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo sẽ không dừng lại ở khoa học kỹ thuật đời sống thông thường, mà còn đẩy mạnh liên quan đến sinh học, công nghệ sinh học tối tân hơn.

ffd7dd407f32ae6cf723-1686293718.jpgCác chuyên gia người Hàn Quốc đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam.
 

Ta không thể phủ nhận sự thay đổi này sẽ góp phần nền kinh tế, đem đến nhiều lợi ích cho cuộc sống, vì vậy chính phủ cần đưa ra các chính sách phù hợp để quản lý một cách phù hợp dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật.

Tuy nhiên, sự tiến bộ này sẽ ảnh hưởng tới nhiều điều, trong đó có cả an ninh quốc phòng, an toàn thông tin quốc gia, do đó cần có sự nghiên cứu phù hợp và đưa ra những quy định mang tính hợp lý và tổng thể.

Ông Kim Jong Seok cho biết nếu có sự phát triển của khoa học kỹ thuật mới, nó phải đồng hành với việc ban hành các chính sách, quy chế liên quan của chính phủ. Do đó, ông Kim, Jong Seok cho rằng vai trò của hợp tác quốc tế là yếu tố quan trọng nhất giúp chính phủ đưa ra những chính sách phù hợp và hợp lý. Và mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trọng việc giúp các chính phủ tham khảo các chính sách liên quan tới việc áp dụng các khoa học kỹ thuật mới.

Link nội dung: https://saodoanhnhan.vn/world-blockchain-web-30-marvels-hcmc-2023-viet-nam-va-han-quoc-day-manh-nghien-cuu-tiem-nang-blockchain-a447055.html